0

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM
***





Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 12 tháng 12 năm 2012

THÔNG BÁO
         
Theo công văn số 129/XHNV-HCTH của Nhà trường ban hành ngày 07/12/2012 về việc tăng cường công tác an ninh trật tự và phòng cháy chữa cháy: Trong thời gian qua, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thành phố có nhiều diễn biến phức tạp; Công an Thành phố đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường công tác an ninh trật tự, đấu tranh trấn áp tội phạm; công an phường Bến Nghé, quận 1 và công an phường Linh Trung, quận Thủ Đức đã làm việc với Nhà trường để phối hợp thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự trong Nhà trường.
Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên Trường thông tin đến các cơ sở Đoàn – Hội và toàn thể sinh viên:
1. Số điện thoại của Tổ bảo vệ của Trường ĐH KHXH&NV hai cơ sở:
- Cơ sở Đinh Tiên Hoàng: 08 3829 3828 (Số máy lẻ 128)
- Cơ sở Linh Trung – Thủ Đức: 08 3897 5595
Khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện nghi vấn, vui lòng báo ngay cho Tổ bảo vệ tại cơ sở diễn ra sự việc và hỗ trợ Tổ bảo vệ trong việc xác minh, xử lý đối tượng.

2. Thông báo của Công an Thành phố Hồ Chí Minh về Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cướp giật trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. (Văn bản đính kèm)

ĐOÀN THANH NIÊN – HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG
Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 15 tháng 10 năm 2012

THÔNG BÁO
Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cướp giật trên
địa bàn TP. Hồ Chí Minh


          Tình hình hoạt động của tội phạm cướp giật có phương tiện, trên địa bàn thành phố thời gian qua:
            Trong 6 tháng đầu năm 2012, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tội phạm cướp giật so với 6 tháng đầu năm 2011 tuy có giảm 67 vụ (11,65%), nhưng tình hình vẫn còn phức tạp (toàn thành phố xảy ra 508 vụ), gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT thành phố, về tính mạng và tài sản của người dân.
            Để cướp giật được tài sản, các đối tượng thường dung các thủ đoạn sau:
            1/ Các đối tượng thường sử dụng các loại xe phân khối lớn, tốc độ cao đi rảo quanh các tuyến đường, khi phát hiện nạn nhân mang tài sản, tên điều khiển xe áp sát, để tên ngồi sau giật tài sản rồi bỏ chạy và có đồng bọn chạy sau truy cản nếu bị đuổi bắt.
            2/ Lợi dụng đêm khuya, khu vực vắng người qua lại, các đối tượng chặn đầu xe nạn nhân (thường là phụ nữ đi một mình) để cướp giật tài sản.
            3/ Lợi dụng sơ hở của những người sử dụng điện thoại di động trên đường phố hoặc mang tài sản giá trị (dây chuyền, khuyên tai, túi xách đắt tiền, camera, laptop…) trên người và trong túi xách để tiếp cận, cướp giật rồi bỏ chạy.
            4/ Đeo bám theo những người vừa rút tiền tại các ngân hàng với khoảng cách từ 10-20 mét đến địa điểm thuận lợi (phía trước thấy vắng người, có đường quẹo, thuận tiện cho việc tẩu thoát) thì chúng tăng tốc độ kè sát nạn nhân, nhanh chóng giật túi đựng tiền rồi tẩu thoát. Nếu bị truy đuổi, thì đồng bọn chạy phía sau sẽ dung xe ngăn cản, gây khó khan cho người truy bắt. Có trường hợp đồng bọn của đối tượng giả vờ hỏi han nạn nhân nhằm kéo dài thời gian và làm mất tập trung của nạn nhân trong việc truy hô cho người đi đường hỗ trợ.
            5/ Các đối tượng đóng gải hành nghề xe ôm hoặc đang chờ người quen đứng ở ngã 3, ngã 4, đầu đường. Khi phát hiện người đi đường có mang tài sản, chúng sẽ bám theo (đến đoạn đường thuận lợi) thì cưới giật tài sản. Có vụ chúng mặc giả quần áo của tài xế taxi, nhân viên bảo vệ các khách sạn để cướp giật khi nạn nhân sơ hở.
            6/ Gần đây có bang nhóm tội phạm từ 8 đến 10 tên (có cả nữ) đi xe máy phân khối lớn. Khi chúng phát hiện nạn nhân có đeo túi xách, để tiền trong người, chúng cho 3 - 4 xa cản đầu xe nạn nhân, dàn cảnh 1 vụ đụng xe nhằm làm cho nạn nhân mất cảnh giác để đồng bọn từ phía sau móc túi, cướp giật giỏ xách của nạn nhân rồi tẩu thoát.
            Để góp phần phòng, chống tội phạm cướp giật, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị nhân dân thành phố chú ý những vấn đề sau:
            1/ Không nên dừng, đậu xe nơi vắng, tối, nếu đi qua khu vực này nên đi từ 02 người và cảnh giác khi phát hiện đối tượng nghi vấn. Đề nghị các tổ dân phố vận động nhân dân trang bị thêm đèn chiếu sáng các đường hẻm tối, vắng trên địa bàn.
            2/ Không sử dụng ĐTDĐ khi đi trên đường. Trường hợp cần sử dụng thì đậu xe trên lề đường và chú ý quan sát những người xung quanh.
            3/ Nếu có yêu cần vận chuyển tiền với số lượng lớn thì dùng xe chuyên dụng hoặc ôtô, taxi để vận chuyển và bố trí đủ người canh giữ bảo vệ khi đưa tiền lên xe và mang tiền xuống xe đi vào nhà, vào hẻm.
            4/ Khi đi trên đường nếu mang dây chuyền, vòng vàng nên cài kín nút áo cổ, không để lộ dây chuyền, vòng vàng ra ngoài; nếu mang túi xách nên móc chặt vào móc xe , bỏ vào cốp xe (nếu có) hoặc ràng buộc chặt chẽ, cận thận vào xe.
            5/ Trên đường đi nếu phát hiện có đối tượng nghi vấn đi theo sau mình (như nhìn ngó xe, người vận chuyển, người đi đường) thì chạy chậm sát vào lề đường hoặc tấp xe vào nơi an toàn có đông người, trong trường hợp cần thiết thì chạy vào các cơ quan, có bảo vệ hoặc báo cáo cho Cảnh sát giao thông tại các giao lộ để được hỗ trợ.
            6/ Khi rút tiền từ các ngân hàng và các trụ ATM trên các tuyến đường nên có người đi cùng  và quan sát, cảnh giác khi rời khỏi ngân hàng và ATM.
            7/ Khi bị đối tượng cướp giật nên tri hô để người xung quanh hỗ trợ, đồng thời cố gắng nhớ nhận dạng của đối tượng, loại xe, biển số xe… và đến ngay cơ quan Công an gần nhất để trình báo vụ việc.
            8/ Đề nghị nhân dân đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, tố giác tội phạm. Khi phát hiện đối tượng có biểu hiện nghi vấn cướp giật báo ngay cho Công an địa phương nơi cư trú hoặc Cảnh sát 113 CATP hỗ trợ lực lượng Công an trong việc xác minh, truy bắt đối tượng.

CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đăng nhận xét

 
Top